So sánh điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Doanh nghiệp 2014

So sánh điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Doanh nghiệp 2014

1. Căn cứ pháp luật

2. So sánh điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 với Luật Doanh nghiệp 2014

2.1. Bảng so sánh giữa Luật Doanh nghiệp 2020 với Luật Doanh nghiệp 2014

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 SO VỚI LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
Luật Doanh nghiệp 2020 Luật Doanh nghiệp 2014
1. Đối tượng (Tổ chức, cá nhân) không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
Điểm g, khoản 2, Điều 17 bổ sung thêm 01 đối tượng khác không được thành lập và quản lý doanh nghiệp: 

“g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”

Không quy định điểm này 
2. Thêm và bãi bỏ trường hợp được cử người khác làm người đại diện theo pháp luật và phải quy định trong Điều lệ về quyền và nghĩa vụ của từng người nếu có hơn một người đại diện theo pháp luật 
Khoản 5, Điều 12 quy định các trường hợp được cử người khác làm người đại diện theo pháp luật, bao gồm:

“5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.”  

Khoản 5, Điều 13 quy định các trường hợp được cử người khác làm người đại diện theo pháp luật, bao gồm:”

“5. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.” 

3. Không phải thông báo mẫu dấu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bỏ quy định này.  Khoản 2, Điều 44

“Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp

2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.” 

4. Thay đổi tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp nhà nước
Khoản 1, Điều 88

“Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước 

1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 

b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”

Khoản 8, Điều 4

“8. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”.

5. Bổ sung khái niệm người có quan hệ gia đình
Khoản 4, Điều 22 bổ sung thêm khái niệm: “Người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng.” Trước đây không quy định
6. Sửa đổi khái niệm người có liên quan
Khoản 23, Điều 4 quy định khái niệm người có liên quan như sau:

Người có liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;

b) Công ty con, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con;

c) Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;

d) Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;

đ) Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

e) Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

g) Doanh nghiệp trong đó cá nhân, công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của công ty.

Khoản 17 Điều 4 quy định các trường hợp người có liên quan như sau:

Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con trong nhóm công ty;

b) Công ty con đối với công ty mẹ trong nhóm công ty;

c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp;

d) Người quản lý doanh nghiệp;

đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;

g) Doanh nghiệp trong đó những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;

h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

7. Không cần báo cáo thay đổi thông tin về người quản lý doanh nghiệp
Bỏ quy định này. Điều 12. Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây:

1. Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;

2. Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

8. Công ty TNHH 2 thành viên được phát hành trái phiếu
Khoản 4, Điều 46

“4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”

Trước đây không quy định
9. Cơ cấu công ty TNHH 2 thành viên có 11 thành viên trở lên không bắt buộc phải có Ban kiểm soát
Điều 54 quy định: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.

Như vậy, chỉ những trường hợp nêu trên mới phải thành lập Ban kiểm soát.

Điều 55 quy định: Công ty TNHH 2 thành viên có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát;
10. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải có trách nhiệm công bố thông tin
Điều 73 quy định: Công ty TNHH 2 thành viên trở do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết phải tiến hành công bố thông tin. Trước đây không quy định
11. Công ty TNHH 1 thành viên được tự do phát hành trái phiếu
Khoản 4 Điều 74 quy định: Công ty TNHH 1 thành viên được phát hành trái phiếu Trước đây không quy định.
12. Điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
Khoản 2 Điều 115 quy định: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty có một số quyền như: Xem xét sổ biên bản, nghị quyết, quyết định, báo cáo tài chính của Hội đồng quản trị (HĐQT),.. Khoản 2 Điều 114 quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong một thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn mới có các quyền này.
13. Cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể được chuyển nhượng
Khoản 3 Điều 116 quy định: Cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể được chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế. Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng.
14. Không được chào bán cổ phần riêng lẻ qua phương tiện thông tin đại chúng
Khoản 1 Điều 125 quy định về điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, cụ thể:

– Không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;

– Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Trước đây không quy định
15. Thay đổi điều kiện để tiến hành họp ĐHĐCĐ
Theo khoản 1 Điều 145, cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Khoản 1 Điều 141 quy định cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết.
16. Biên bản họp HĐTV/ĐHĐCĐ vẫn có hiệu lực nếu chủ toạ và thư ký không ký
Khoản 3 Điều 60 và điểm i khoản 1 Điều 150 quy định: Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản/thư ký từ chối ký biên bản họp HĐTV/ĐHĐCĐ thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của HĐTV/HĐQT tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung. Điểm e khoản 2 Điều 61 và điểm i khoản 1 Điều 154 quy định: Biên bản họp HĐTV/ĐHĐCĐ phải có chữ ký của chủ toạ và người ghi biên bản/thư ký.
17. Quyền khởi kiện của cổ đông, nhóm cổ đông
Khoản 1 Điều 166 quy định: Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020. Khoản 1 Điều 161 quy định: Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục 06 tháng thì mới có quyền khởi kiện.
18. Tăng thêm quyền hạn cho ĐHĐCĐ
Điểm k, l, m khoản 2 Điều 138 quy định thêm một số quyền hạn cho ĐHĐCĐ :

– Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho HĐQT, Ban kiểm soát;

– Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động HĐQT, Ban kiểm soát;

– Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết.

Trước đây không quy định
19. Cổ đông có thể uỷ quyền cho nhiều người dự họp ĐHĐCĐ
Khoản 1 Điều 144 đã bãi bỏ việc uỷ quyền cho một người và không giới hạn số lượng ủy quyền. Khoản 1 Điều 140 quy định cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp.
20. Tất cả cổ đông đều có quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết định của HĐQT
Khoản 4 Điều 153 quy định: Trường hợp nghị quyết, quyết định do HĐQT thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết ĐHĐCĐ, điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty, cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nói trên. Khoản 4 Điều 149 chỉ quy định cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 01 năm mới có quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết định của HĐQT.
21. Thành viên độc lập không được tham gia HĐQT quá 2 nhiệm kỳ
Khoản 2 Điều 154 quy định: Thành viên độc lập HĐQT không được tham gia HĐQT quá 02 nhiệm kỳ. Không hạn chế thời gian tham gia.
22. Người quản lý có trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại của công ty
Khoản 2 Điều 165 quy định: Thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty quy định tại khoản 1 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020 chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba. Trước đây không quy định
23. Trưởng Ban kiểm soát, kiểm soát viên soát phải có bằng đại học chuyên ngành
Điểm a khoản 3 Điều 103 và khoản 2 Điều 168 quy định: Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn. Trước đây không quy định
24. Thêm trường hợp thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách
Điểm d khoản 1 Điều 185 quy định thêm trường hợp thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách là: Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật Trước đây không quy định
25. Doanh nghiệp tư nhân được chuyển thành công ty cổ phần
Khoản 1 Điều 205 quy định: Doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh Điều 199 chỉ cho phép chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân trực tiếp chuyển đổi thành công ty TNHH.
26. Tạm ngừng kinh doanh chỉ cần báo trước 3 ngày làm việc
Khoản 1 Điều 206 quy định: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Điều 200 quy định: Thời gian thông báo tạm ngừng kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh
Điều 3. Áp dụng luật doanh nghiệp là luật khác 

Luật khác 

Điều 3. Áp dụng luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành 

Luật chuyên ngành 

Lược bỏ các trường hợp cụ thể và cách thức tiến hành  Điều 5. Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp 

Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của doanh nghiệp; trường hợp trưng mua thì doanh nghiệp được thanh toán, trường hợp trưng dụng thì doanh nghiệp được bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và không biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp. 

Điều 7. Quyền của doanh nghiệp 

  • Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ 
  • Không quy định 
Điều 24. Điều lệ công ty 

  • Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật 
  • Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và kiểm soát viên 
  • Không có quy định 
Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh 
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính 
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử 
  • Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử 
Chương III. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 

  • Có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân
  • Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50 
Điều 54. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty 

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do Công ty quyết định 
  • Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty. 
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ Công ty quy định. 
Điều 56. Chủ tịch Hội đồng thành viên 

  • Nhiệm kỳ do Điều lệ công ty quy định 
  • Làm rõ hơn các trường hợp vắng mặt của chủ tịch Hội đồng thành viên (chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, 
Điều 62. Hiệu lực nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên 

  • Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua bằng 100% tổng số vốn Điều lệ là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả trong trường hợp trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết, quyết định đó không được thực hiện đúng quy định 
  • Quyết định huỷ bỏ của Tòa án hoặc trọng tài có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của cơ quan có thẩm quyền 
  • Không quy định 
Điều 65. Ban kiểm soát, kiểm soát viên 
  • Không có quy định 
Mục 2: Công ty TNHH một thành viên 

Điều 74. Công ty TNHH một thành viên 

  • Công ty TNHH một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác theo pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này. 
  • Không có quy định được phát hành trái phiếu 
Điều 75. Thực hiện góp vốn thành lập Công ty 

  • Chủ sở hữu công ty phải góp đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương đương với phần vốn góp đã cam kết 
  • Chỉ quy định 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 
Điều 80. Hội đồng thành viên 

  • Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành  được thông qua khi có trên 50% số thành viên dự họp tán thành hoặc số thành viên dự họp sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại Công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất 75% thành viên dự họp tán thành hoặc số thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số phiếu biểu quyết trở lên tán thành 
  • Hơn nửa số thành viên dự họp tán thành
  • Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp tán thành. 
Chương IV. Doanh nghiệp Nhà nước 

(Tìm hiểu thêm sau) 

Từ Điều 88 – Điều 110

Chương V. Công ty cổ phần 

Điều 111. Công ty cổ phần 

  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty. 
  • Không quy định về các loại chứng khoán khác. 
Điều 113. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp 

  • Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. 
  • Không có quy định 
Điều 114. Các loại cổ phần 

  • Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán
  • Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết 
  • Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết 
  • Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định 
Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông 

  • Cổng đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây: 
  • 10%
Điều 119. Nghĩa vụ của cổ đông 

  • Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ được sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác
  • Không quy định 
Điều 122. Sổ đăng ký cổ đông 

  • Công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty. 
  • Không quy định 
Điều 125. Chào bán cổ phần riêng lẻ 

  • Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng phải đáp các điều kiện sau đây: 
  1. Không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng 
  2. Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp 
  • Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định sau: 
  • Quy trình cũ 
Điều 128. Chào bán trái phiếu riêng lẻ 

  • Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này và quy định pháp luật khác có liên quan ….
  • Không quy định 
Điều 129. Trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ

  • Công ty quyết định phương án chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này ….
  • Không quy định 

2.2. Bổ sung các điều luật mới

  • Điều 65. Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên (Tại Mục 1 Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Chương III Công ty TNHH) 
  • Điều 73. Công bố thông tin (Tại Mục 1 Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Chương III Công ty TNHH)
  • Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước 
  • Điều 128. Chào bán trái phiếu riêng lẻ 
  • Điều 129. Trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ 
  • Điều 130. Quyết định chào bán trái phiếu riêng lẻ 
  • Điều 161. Uỷ ban kiểm toán (Tại Chương V Công ty cổ phần) 
  • Điều 193. Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp (Chương VII Doanh nghiệp tư nhân) 

2.3. Bãi bỏ một số điều luật 

  • Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp tại Chương I những quy định chung của Luật doanh nghiệp năm 2014 

Nguồn tham khảo

  1. 26 điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020 so với Luật doanh nghiệp 2014, https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/26-diem-moi-cua-luat-doanh-nghiep-2020-so-voi-luat-doanh-nghiep-2014-561-29622-article.html

  2. Bình luận những điểm mới trong Luật doanh nghiệp 2020, https://lsvn.vn/binh-luan-nhung-diem-moi-trong-luat-doanh-nghiep-nam-20201610897319.html 

Quý khách quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của NESTLAW?
Để lại thông tin của bạn, NESTLAW sẽ liên hệ lại trong 3 ngày làm việc

CÔNG TY LUẬT TNHH NESTLAW VIỆT NAM
Địa chỉ trụ sở chính: 161B, phố Đại La, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0983 848 390
Email : contact@nestlaw.vn

Thẻ Tags

Có hướng dẫn